Bài viết này nhằm tổng kết lại quá trình mình tự học tiếng Nhật trong 13 tháng với sự hướng dẫn của Cô Dương Hoa. Mình bắt đầu học với Cô từ đầu tháng 6/2022, tới kỳ thi JLPT N1 ngày 2/7/2023 thì đạt 93/180 điểm (còn 7 điểm nữa mới đỗ).
Đây là kết quả không tưởng đối với mình. Vì học Răng-Hàm-Mặt luôn luôn là ưu tiên hàng đầu. Đa phần thời gian học tiếng Nhật của mình là:
- thời gian trống trong ngày (15-30 phút những lúc đi bộ tới trường, chờ thang máy, tắm, nấu ăn,…),
- hoặc những hoạt động bằng tiếng Nhật (học trên giảng đường bằng song ngữ Anh-Nhật, đi làm, tham gia CLB).
Tới kỳ thi cuối kỳ ở Hirodai, mình hầu như tập trung 100% cho Y khoa, hoàn toàn không đụng gì tiếng Nhật. Vì vậy mình nghĩ những chia sẻ sắp tới sẽ phù hợp cho những bạn dùng tiếng Nhật để học chuyên ngành khác (y khoa, kinh tế, kỹ thuật,…) như mình.
Mình rất khuyến khích đăng ký thi JLPT để có mục tiêu hướng đến, đồng thời biết khả năng mình đến đâu. Bài viết này chắc chắn sẽ không tồn tại nếu Cô Hoa không động viên mình đăng ký thi N1. Dù mình chưa đậu, nhưng số điểm 93/180 chứ không phải 0/180 cũng cho mình phần nào tự tin để chia sẻ cách học của mình đến mọi người.

Lưu ý: Trong bài mình dùng từ “viết” với nghĩa “đánh máy trên điện thoại hoặc laptop”, chứ không phải viết bằng tay. Mình sẽ không đề cập cách luyện viết bằng tay vì kỹ năng này chưa cần thiết đối với mình. Xác định rõ ngay từ đầu là không luyện viết tay cho mình thời gian tập trung cho nghe và đọc.
Nếu bài viết này giúp ích gì cho bạn thì comment giúp mình nha. Mình sẽ vui lắm đó ^^
Bước 1: Xác định tại sao bạn cần học tiếng Nhật
- Thời gian cần
15 phút - Tại sao cần bước này?
Học tiếng Nhật không phải ngày 1 ngày 2 là giỏi lên ngay được. Nên muốn bỏ cuộc là chuyện dễ hiểu. Chính những lúc nản lòng là khi mình cần lý do để tiếp tục - Cách thực hiện
Note vào điện thoại, nhật ký,… lý do mình muốn học tiếng Nhật. Chỉ 1 thôi là đủ. Khi nào có lý do mới thì mình viết thêm vào. - Câu chuyện của mình
Mình sang Nhật học ngành Răng-Hàm-Mặt ở ĐH Hiroshima từ tháng 4/2022. Dù bài giảng là song ngữ Anh-Nhật, nhưng phần tiếng Nhật có vẻ được giảng chi tiết, nhiệt huyết, dễ hiểu hơn. Thế nên dù thi thoảng mình muốn bỏ cuộc, thì cảm giác bất lực, bị xa lánh (“left out”) mỗi khi ngồi trong lớp nhìn Thầy Cô giảng, bao nhiêu là kiến thức quan trọng, liên quan tính mạng con người mà mình không hiểu được thì còn đau hơn nhiều. Mình được tra tấn 5 ngày một tuần, sáng chiều đều đặn trong 3 học kỳ liền. Đó là động lực khiến mình học tiếng Nhật.
Bước 2. Kích hoạt gõ tiếng Nhật trên điện thoại và laptop
- Thời gian cần
10 phút - Cách thực hiện
Team Tofugu đã hướng dẫn cực kỳ chi tiết ở LINK NÀY
Bước 3. Học bảng chữ Hiragana
- Thời gian cần
2 tiếng - Tại sao cần bước này?
Không như bảng chữ abc trong tiếng Việt hay Anh, tiếng Nhật có 3 bảng chữ Hiragana, Katakana và Kanji. Mình cần thông thạo cả 3 để nghe, đọc, viết tiếng Nhật. Để đọc và viết được kanji, mình cần dùng Hiragana. Ví dụ, từ 恋人 (kanji) được đọc là こいびと (hiragana). Để viết từ này trên điện thoại hay laptop, mình nhập こいびと rồi chọn từ kanji phù hợp hiện lên trên màn hình. - Cách thực hiện
Team Tofugu đã viết guide cực kỳ chi tiết cách học Hiragana ở LINK NÀY nên mình sẽ không ráng “reinvent the wheel”. 2 tiếng rõ ràng không đủ, nhưng mình cứ học lướt là được. Mấu chốt là học sơ Hiragana, quên, rồi dùng active recall nhớ lại khi học kanji trong các bước sau. Katakana thì khi nào nhuyễn Hiragana rồi mình học sau ở LINK NÀY
Bước 4. Setup Anki, Yomichan, Wanikani, Flaming Durtles, và Jsho
- Thời gian cần
30 phút - Tại sao cần bước này?
Đây sẽ là kho vũ khí của chúng mình trong thời gian tới. Khi học tiếng Nhật, mình cơ bản học 2 thứ là từ vựng và ngữ pháp mới. Sau đây làmMindmap diễn tả cách mình áp dụng spaced repetition và active recall vào học tiếng NhậtTừ vựng thì mình chủ động đi học (mở giáo trình, sách ra học), hoặc học bị động khi nghe được từ mới. Để nhớ được những từ mới và ngữ pháp, mình áp dụng 2 nguyên lý là active recall và spaced repetition bằng cách dùng 2 công cụ Wanikani và Anki.
Dù ban đầu hơi rối và mất thời gian, nhưng chỉ cần setup 1 lần thôi nên chúng mình cùng ráng nhen. Thứ tự các bước mình đã sắp xếp sao cho tối ưu nhất. - Cách thực hiện
- trên laptop, setup Anki + Yomichan
- download phần mềm anki tại https://apps.ankiweb.net/
- click vào AnkiWeb ở góc trên bên phải > sign up > tạo tài khoản anki
- tải từ điển để dùng yomichan ở LINK NÀY (có nhiều từ điển nhưng sau quá trình dùng, mình thấy 2 bộ này là quá đủ):
- cài extension yomichan ở LINK NÀY
- vào options của yomichan > dictionaries > configure installed and enabled dictionaries > import từ điển đã tải vào
- mở anki bản ứng dụng lên > Tools > Add-ons > Get Add-ons > paste code của AnkiConnect: 2055492159 vào > OK > đóng Anki
- vào anki của yomichan > Enable Anki integration
- từ nay muốn input từ yomichan vào anki, mình cần mở anki application nhen
- trên điện thoại Android, set up Wanikani + Flaming Durtles, Jsho, Anki
- tạo tài khoản wanikani ở https://www.wanikani.com/
- trong Wanikani, vào account > API Tokens > Generate a new token > copy token vào clipboard
- vào Play store để tải
- Jsho – Japanese Dictionary
- AnkiDroid Flashcards
- Flaming Durtles
- paste token vào Flaming Durtles
- đăng nhập vào AnkiDroid, Jsho sẽ tự connect với Anki
Vậy là xong ^^ Wanikani mình dùng bản web trên laptop cũng okie nhen.
Bước 5. Mua giáo trình tiếng Nhật
Bạn mua dần dần, học xong cấp độ nào thì hẵng mua cấp độ cao hơn. Đây là các giáo trình mình đã học nhờ được Cô Dương Hoa giới thiệu. Mình thấy mua trực tiếp ở hiệu sách, hoặc trang bán đồ cũ như Mercari thì sẽ rẻ hơn nhiều. Nếu không có tiền mua thì mình đi làm thêm để kiếm tiền mua sách cũng rất đáng ngưỡng mộ. Bởi giả dụ nếu mình dùng bản lậu trên mạng để học, ngoài vấn đề bảo mật, thì lòng mình sẽ không yên.
- どんなときどう使う日本語語彙学習辞典: từ điển ngữ pháp bằng tiếng Anh và Nhật. Ban đầu mình chỉ đọc được phần tiếng Anh. Sau này nhờ có phần giải thích tiếng Nhật mà mình mới nắm được sắc thái của các cấu trúc ngữ pháp. Đây là selling-point bởi tiếng Nhật có những cách diễn đạt rất riêng, chưa có từ ngữ tương đương trong tiếng Anh.
- N5: TRY! 日本語能力試験 N5 文法から伸ばす日本語
- N4: TRY! 日本語能力試験 N4 文法から伸ばす日本語
- N3: 日本語総まとめN3文法・語彙
- N2: 日本語総まとめN2文法・語彙
- N1: 日本語総まとめN1文法・語彙
Sau 3 tiếng chúng mình đã setup xong vũ khí để bước vào trận chiến dài ngày :)))
Sau đây hoàn toàn là cách hiểu của cá nhân mình về ngôn ngữ. Có thể sẽ sai về mặt ngôn ngữ học, nhưng cách nghĩ này hiệu quả đối với mình. Mong mọi người lưu ý khi đọc tiếp nhen.
Theo cách mình hiểu thì tiếng Nhật có 2 thành phần: từ vựng và ngữ pháp. Từ vựng gồm kanji và vocabulary, tạo ra các mảnh ghép. Ngữ pháp là chất keo dán các mảnh ghép tạo thành thông điệp muốn gửi đến đối phương.
Ví dụ, khi được hỏi: “Em ăn cơm chưa?”, với 3 từ vựng là “em”, “ăn”, “cơm”, ta chỉ có thể nói “Em ăn cơm” mà không xác định được là “muốn ăn”, “đang ăn”, “ăn rồi”, “sắp ăn”, “em vừa bỏ cơm vào miệng thì anh gọi”,… đây chính là ngữ pháp.
Tiếng Nhật được cấu thành bằng từ vựng và ngữ pháp sẽ được biểu hiện bằng 4 dạng: nghe, nói, đọc, viết. Tùy vào mục đích mà từng người có ưu tiên khác nhau cho 4 kỹ năng này.
Ví dụ, nhu cầu cấp thiết của mình là nghe hiểu bài giảng, đọc được slide trên trường. Vậy nên mình tập trung nghe và đọc. Kỹ năng nói mình cần dùng khi đi làm, tham gia CLB. Vì thi và viết report đều bằng tiếng Anh, mình tạm thời chưa cần luyện viết.
Với sự chỉ dẫn của Cô Dương Hoa, mình khuyên bạn nên ưu tiên đọc nhất. Đọc tốt thì từ vựng và ngữ pháp sẽ giỏi lên. Điều này sẽ quay ngược lại nâng cao khả năng đọc, nghe, nói, viết.
Để rèn luyện 3 kỹ năng này, mình dùng 2 nguyên lý là active recall và spaced repetition. (Để hiểu thêm, bạn tìm đọc: Make it stick, Understanding how we learn nhen).
Active recall là cố gắng truy xuất thông tin từ trí nhớ, thay vì đọc đi đọc lại giáo trình nhiều lần. Active recall vì vậy có cảm giác khó khăn hơn, nhưng nhờ vậy mình mới nhớ lâu được.
Ví dụ như mình muốn dùng active recall và spaced repetition để học từ mới 動脈 (どうみゃく, động mạch, arteries). Anki sẽ show từ 動脈, yêu cầu mình trả lời bằng trí nhớ cách đọc và nghĩa từ này.
Spaced repetition là những kiến thức khó nhớ sẽ được hỏi thường xuyên hơn kiến thức mình đã thuần thục rồi. Ví dụ từ 動脈 khó hơn từ 心(こころ, trái tim) nhiều. Vậy là thuật toán sẽ hỏi mình từ 動脈 thường xuyên hơn cho đến khi mình nhanh chóng nhớ ra được từ này khi được hỏi.
Mình áp dụng 2 nguyên lý này vào luyện 3 kỹ năng vào 4 thời điểm chính trong ngày:
- Thời gian trống (<15 phút) (lúc xếp hàng, đợi thang máy, đánh răng…): Mở anki ra ôn flashcard, hoặc vừa đi bộ vừa nghe đề nghe JLPT các năm, mệt thì nghe nhạc Nhật
- Trong lớp: tập trung nghe giảng, gặp từ mới liền dùng yomichan, jsho tạo flashcard anki
- 8h sáng, 12h trưa, 4h chiều, mỗi lần 15-30 phút: mở wanikani ôn kanji và vocabulary. Review vào chính xác thời gian này rất quan trọng vì đây là thời điểm mình dễ quên nhất.
- Buổi tối
- lúc ngồi học đàng hoàng ở thư viện tầm 8h – 12h tối: mình học các môn y khoa chán thì mở giáo trình tiếng Nhật ra học. Cứ thế xoay vòng giữa học y và học tiếng Nhật.
- đi làm hoặc tham gia CLB để luyện nói và nghe
- trước khi đi ngủ đọc sách kindle tiếng Nhật (dễ ngủ lắm luôn)
Kỹ năng đọc
- slide bài giảng trên trường: kích hoạt yomichan > gặp từ mới mình bôi đen > nhấn shift > chọn dấu cộng hoặc dùng phím tắt để tạo flashcard anki
- sách tiếng Nhật trên kindle: gặp từ mới mình nhấn giữ, sẽ hiện ra giải thích bằng tiếng Nhật. Từ mới sẽ tự động được thêm vào flashcard. Cuối tuần mình mở vocabulary builder ôn lại.
Giai đoạn đầu N5, N4 mình tập trung học giáo trình TRY! theo hướng dẫn của Cô Dương Hoa. Học được đến tầm N3 rồi mình mới bắt đầu đọc sách trên kindle. Mình ưu tiên những quyển toàn chữ vì như vậy mới dùng được tính năng nhấn giữ – tra từ điển – tạo flashcard tự động. Chứ những quyển イラスト (sách kiểu manga) thì không dùng được tính năng này.Mình đọc những quyển được Cô Dương Hoa giới thiệu trên page Yêu tiếng Nhật lại từ đầu Chị Nam Phương học trò cũ của Cô đã tổng hợp các sách được giới thiệu ở LINK NÀY
- Áp dụng spaced repetition và active recall bằng cách dùng wanikani và anki hàng ngày. Kiên trì rất quan trọng vì nếu bỏ một thời gian, khi quay lại flashcard cần ôn chồng chất sẽ rất nản.
- Cuối cùng là học theo sách giáo trình tiếng Nhật đã được nêu ở trên. Mình được Cô Dương Hoa cung cấp bài giảng giải thích ngữ pháp. Khi nào cần thêm trợ giúp mà tự tra google vẫn chưa hiểu thì mình hỏi trực tiếp Cô bằng messenger.
Wanikani là gì? Nếu muốn thi JLPT thì cần tập trung điểm gì khi dùng Wanikani?
Wanikani giống như flashcard học kanji và vocabulary được làm sẵn, tích hợp cả active recall và spaced repetition. Chúng mình chỉ cần đúng giờ vào học lessons hoặc ôn review là xong.
Khi học chúng mình cần tập trung nhớ kỹ:
- radicals (gốc từ): kanji này được cấu thành từ những radicals nào
- meaning (nghĩa): các radicals kết hợp với nhau tạo ra nghĩa gì
- reading (cách đọc): tùy từng kanji mà mình học mỗi onyomi, hoặc kunyomi, hoặc cả 2. Wanikani sẽ dạy mình cần nhớ cái gì. Nhớ cách đọc bằng cách nhớ câu chuyện tạo bởi các radicals.
Selling point của wanikani là từng kanji có kèm theo một câu chuyện khiến mình nhớ mãi. Ví dụ chữ “nộ” 怒 được cấu thành bởi 3 radicals là
- 女 (nữ)
- 又 (nghĩa là lại trong “làm lại”, nhưng vì nó trông giống cái ghế đẩu, nên mình đặt tên cho radical này là “cái ghế đẩu”)
- 心 (âm Hán là tâm, mình hay gọi là trái tim)
Giả sử khi gặp kanji 怒 trong bài đọc, mình nhìn ra kanji này được cấu thành bởi radical nữ, ghế đẩu và trái tim. Vậy là mình nhớ ra câu chuyện “Người phụ nữ 女ngồi trên cái ghế đẩu 又với một trái tim 心 vỡ vụn. Cổ đang rất giận” Vậy là bằng cách nhìn ra 3 radicals, mình đã nhớ được nghĩa “giận” (âm Hán là “nộ”). Để nhớ được cách đọc, mình tưởng tượng tiếp: Con chó cô ấy nuôi đến liếm nước mắt an ủi cổ. Chó tiếng anh là dog. Vậy là mình nhớ tới cách đọc ど (do) của kanji này.
Tại sao cần tập trung vào radicals, meaning và reading khi đặt mục tiêu là thi JLPT?
- radicals: Trong phần 言語知識 (kiến thức ngôn ngữ), đề bài sẽ cho 4 phương án với 4 kanji rất giống nhau. Ví dụ như 姓, 妊, 妖, 妨. Nhờ nhớ kỹ radicals mà mình chọn được đáp án đúng.
- meaning: khi gặp kanji trong 読解 (đọc) mình cần hiểu nghĩa kanji thì mới làm đúng được
- reading: Trong phần 言語知識 (kiến thức ngôn ngữ) cũng có lúc đề cho một câu, gạch chân phần kanji và đưa ra 4 phương án cho cách đọc.
Wanikani mình thấy nên mua gói 1 năm là vừa đủ để học hết tới 80% N1. Hoặc bạn nào xác định khả năng bản thân cần nhiều thời gian hơn thì nên mua gói trọn đời (lifetime). Hàng năm vào dịp giáng sinh sẽ có giảm giá 100 USD cho gói lifetime.
Kỹ năng nghe
Mình luyện nghe tiếng Anh bằng cách nghe nhạc Taylor Swift suốt 11 năm. Nên mình nghe tiếng Nhật cũng chủ yếu bằng cách “tắm ngôn ngữ”
- tập trung nghe bài giảng trong lớp, nghe nhạc, nghe bạn Nhật nói,… từ nào không hiểu lập tức tra Jsho > tìm được thì nhấn giữ > chọn Send to AnkiDroid > chọn dấu tick ✔

Ví dụ mình nghe ra được từ mới là どうみゃく nhưng không biết nghĩa là gì. Vậy thì mình search trong Jsho, thấy từ 動脈 (động mạch) hợp nghĩa thì tạo flashcard Anki ôn lại sau giờ học.
- đặt báo thức là nhạc Nhật
- chăm nghe nhạc Nhật hoặc mở tivi phát các chương trình của Nhật (cách này Cô Dương Hoa bảo mình là hiệu quả lắm). Playlist nhạc của mình ở LINK NÀY
- vừa đi bộ đến trường vừa nghe đề JLPT các năm
Kỹ năng nói
Bản thân mình cũng đang luyện tập mảng này nên không dám chia sẻ. Hiện mình chủ yếu luyện bằng cách nói với bản thân, bắt chuyện với bạn Nhật, rủ bạn đi chơi, tham gia CLB, đi làm. Tháng 9 này Cô Hoa ra khóa giao tiếp tiếng Nhật mình cũng sẽ đăng ký. Mọi người có cách nào nữa thì comment hoặc inbox mình biết với nhen.
Lưu ý 1: Công cụ wanikani mình đề cập trong bài giúp mình học tiếng Nhật bằng tiếng Anh. Nhưng từ vựng trong wanikani thực sự rất đơn giản. Đừng để nỗi sợ tiếng Anh cản bước bạn học tiếng Nhật nhen. Đây là cơ hội để mình rèn cả 2 thứ tiếng mà.
Lưu ý 2: mình dùng android và windows, nên không rõ cách dùng phiên bản ios một số ứng dụng sắp được nêu. Bạn nào có iphone hay macbook mà biết cách dùng thì inbox giúp mình để mình thêm vào guide cho mọi người biết với nhen.
Lưu ý 3: Ban đầu mình tự bơi theo GUIDE NÀY bởi Tofugu. Nhưng sau bị kẹt ở phần ngữ pháp nên đã đăng ký khóa học của Cô Dương Hoa.
Comments
7 responses to “#1 Quá trình học tiếng Nhật từ 0 đến gần N1 trong 13 tháng”
Mình cũng đang học tiếng Nhật nhưng cảm giác sắp xếp thời gian chưa hợp lý. Mình sẽ thử áp dụng các app và cách mà cậu giới thiệu.Mình sẽ quay lại đây chia sẻ sau khi áp dụng các phương pháp mà cậu chia sẻ. Cảm ơn cậu rất nhiều vì một bài viết rất cụ thể và chi tiết. Hy vọng có thể đọc được nhiều bài viết của cậu trong thời gian tới.
Waaa cảm ơn bạn đã comment nhen^^ Đối với mình thì không gì vui hơn là thấy những gì mình chia sẻ giúp ích được cho ai đó.
Cảm ơn bạn đã đọc dù giao diện blog vẫn còn khó dùng nhen. Sắp tới blog sẽ chuyển nhà sang wordpress để giao diện dễ dùng hơn. Chủ nhật này mình cũng sẽ cập nhật thêm những điểm cần lưu ý khi dùng wanikani, anki với mục đích ôn thi JLPT.
Nếu mình giúp được gì thì hãy nhắn ở https://www.facebook.com/nkquynh.yeah/ hoặc comment ở đây nhen. Cảm ơn bạn nhiều!
Bạn có thể recommend cho mình 1 số sách tiếng Nhật để đọc trên Kindle được không. Cảm ơn bạn nhiều nhé!
Mình cảm ơn bạn đã dành thời gian quý giá đọc bài viết của mình nhen!
Mình đã cập nhật câu hỏi của bạn vào bài viết và thêm link giới thiệu sách. Bạn lướt lên xem trong bài cho tiện nhen.
Sách kindle thì mình đọc những quyển được Cô Dương Hoa giới thiệu trên page Yêu tiếng Nhật lại từ đầu (link https://www.facebook.com/profile.php?id=100067794090676)
Chị Nam Phương đã tổng hợp lại các sách trong bài viết này:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid05tW7VQed9YDbg2QFyXd37HZkcJ1y9wYM2i7VSL85SztawDvYTNivjMXPWmLEZPbTl&id=100067794090676
Mình xin phép nhắn thêm là giai đoạn đầu N5, N4 mình chỉ dùng giáo trình Cô hướng dẫn. Học được kha khá đến tầm N3 rồi thì mình mới bắt đầu đọc sách trên kindle. Mình ưu tiên những quyển toàn chữ vì như vậy mới dùng tính năng nhấn giữ-tra từ điển-tạo flashcard được. Chứ những quyển イラスト (sách kiểu manga) thì không dùng được tính năng này.
Em ơi chị có nhắn tin cho em bên Facebook, em kiểm tra tin nhắn chờ giúp chị với nha.
Quá nhiều thông tin hữu ích trong bài viết của em. Đọc xong thấy em thực sự rất siêu!
Chị đã không tập trung ôn luyện tiếng Nhật chắc đã 3 năm, 3 năm trước thì mới đạt N2 và học được 1 kì N1 tại trường tiếng.
Đọc bài viết của em, chị cảm thấy nhất định mình phải quay lại học tiếng Nhật và học tiếng Nhật theo cách của em: Vừa thông minh, vừa chăm chỉ.
Về cách học nói tiếng Nhật, theo kinh nghiệm của chị thì mạnh dạn đăng kí tất cả các 発表会 mà mình có thể. Viết bài, xong nhờ bạn Nhật chữa bài (hãy nhờ những bạn có tư duy mạch lạc rõ ràng sửa). Sau đó học thuộc và phát biểu. Sau mỗi một lần như vậy, khả năng nói sẽ khác lên 1 chút.
Còn em đã có môi trường tốt rồi, thêm việc luyện nói mỗi ngày thì chắc chắn level nói sẽ lên nhanh chóng.
Nếu em có 1 người bạn thân thì chuyển toàn bộ sang nói tiếng Nhật nữa.
Dạ em rất cảm ơn chị đã dành thời gian quý giá đọc những chia sẻ của em ạ!
Em thực sự không siêu tí nào đâu ạ. Chỉ là em may mắn được Cô Hoa đi trước chỉ dẫn, được sống trong môi trường có nhiều cơ hội dùng tiếng Nhật ạ. Nhưng được nhìn thấy bài viết đem lại giá trị cho chị làm em vui lắm ạ ^^
Em cảm ơn chị đã chia sẻ về cách luyện nói nhen. Đây là lần đầu em nghe đến phương pháp độc đáo này, nên em có thể cập nhập vào bài viết để mọi người cùng biết không ạ?. Nếu được, chị có thể cho em xin tên không ạ?